Thông tin liên hệ

60 Đ.Võ Thị Sáu, P.3, TP.HCM

Chấn thương cơ vùng sau đùi là tình trạng phổ biến gặp phải ở những người tham gia các hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh. Tình trạng này có thể gây ra đau nhức, sưng tấy và hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, chấn thương có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị chấn thương này.

Chấn thương cơ đùi là gì?

Dạng chấn thương cơ đùi phổ biến nhất chính là tình trạng căng cơ. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức khi người bệnh vận động mạnh, lao động nặng hoặc tập luyện thể thao với cường độ cao và liên tục. Tình trạng căng cơ không chỉ xảy ra ở cơ đùi mà còn xảy ra ở nhiều vùng cơ khác như cơ thắt lưng, cơ cổ gáy. Tuy nhiên, tỷ lệ căng cơ đùi thường cao hơn các vị trí còn lại.

Chấn thương cơ đùi sau được chia thành nhiều mức độ khác nhau

- Với những trường hợp tổn thương nhẹ: Khi một vài sợi cơ bị kéo căng hoặc bị đứt, người bệnh vẫn có cảm giác đau. Tuy nhiên, lúc này sức mạnh của khối cơ vẫn được đảm bảo và người bệnh hoàn toàn không gặp nguy hiểm. Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, sức mạnh của cơ sẽ hồi phục trở lại và triệu chứng đau cũng dần thuyên giảm.

- Với những trường hợp tổn thương ở mức độ trung bình: Đây là những trường hợp có khá nhiều các sợi cơ bị căng hoặc đứt đồng thời sức mạnh của khối cơ bắp cũng bị giảm đi đáng kể và người bệnh cũng có cảm giác rất đau. Tuy nhiên, sau đó, người bệnh vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

- Với những trường hợp tổn thương nghiêm trọng: Những trường hợp đáng lo ngại nhất là khi cả khối cơ bị căng và đứt. Thậm chí, tình trạng rách cơ còn biểu hiện rất rõ bằng tiếng “phựt”. Hơn nữa, khi sờ vào vị trí tổn thương, bạn có thể cảm nhận được vết lõm được hình thành sau khi xảy ra tình trạng đứt cơ. 

Bên cạnh đó, người bệnh có biểu hiện đau dữ dội, vùng rách cơ đùi sau bị bầm tím do tích tụ nhiều máu. Lúc này, người bệnh cũng mất hoàn toàn khả năng vận động ở những vùng do cơ này chi phối. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị sớm. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm.

Chấn thương vùng cơ sau đùi

Chấn thương vùng cơ sau đùi

Xem thêm: Thời gian phục hồi chấn thuơng mô mềm

Nguyên nhân chấn thương vùng sau cơ đùi

Tập luyên cường độ cao: hững vận động viên tập luyện và thi đấu các môn như chạy, nhảy sẽ gặp tình trạng căng giãn quá mức. Điều này xảy ra là bởi những cơ bắp săn chắc như cơ đùi rất dễ bị căng. Bởi trong quá trình này, các cơ ở đùi hoạt động quá mức gây ra tình trạng căng cơ và đau đớn dữ dội.

- Căng thẳng: Chấn thương vùng sau cơ đùi cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài. Khi đó, não sẽ gửi tín hiệu đến các cơ do sự không ổn định của hệ thần kinh. Điều này dẫn tới hiện tượng co lại của các cơ ngay cả khi không cần thiết mà lâu ngày sẽ làm các nhóm cơ bị co thắt quá mức.

- Bị mất nước: Bị mất nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ đùi. Bởi nước giữ vai trò lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời đảm bảo cho sự hoạt động của nhóm cơ.

- Điều kiện thời tiết và môi trường: Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do cơ bắp cảm thấy cứng và khó linh hoạt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chấn thương vùng cơ sau đùi

Các triệu chứng

Một số triệu chứng phổ biến cho thấy chấn thương vùng sau cơ đùi:

+ Xuất hiện những cơn đau, đau dữ dội ở vùng cơ đùi sau. Khi ấn vào vị trí này, mức độ đau sẽ tăng lên. 

+ Vùng bị tác động ngoại lực, có biểu hiện bầm tím hoặc sưng nề.

+ Cơn đau ngày càng tăng lên, gân cơ yếu và người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động.

+ Đối với những trường hợp rách cơ hoàn toàn có thể nghe thấy tiếng đứt “phựt” hoặc cảm nhận được vết lõm dưới da ngay tại vùng cơ bị đứt. 

Sau chấn thương hoặc tai nạn, nếu nghi ngờ bị chấn thương vùng sau cơ đùi, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu, nghỉ ngơi ngay và thăm khám với bác sĩ (nếu cần) để được chẩn đoán xác định bệnh cũng như mức độ tổn thương cơ.

Phương pháp điều trị hiệu quả           

Phương pháp điều trị hiệu quả cho chấn thương vùng sau cơ đùi sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến

- Nghỉ ngơi: Đối với những trường hợp gặp phải chấn thương này, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ có thời gian để phục hồi.Tránh tham gia các hoạt động gây đau đớn cho đến khi cơ đã lành hẳn.

- Chườm đá: Chườm đá lạnh trong 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị chấn thương. Việc chườm đá sẽ giúp giảm sưng và viêm.

- Băng ép: Người bệnh nên được băng ép vùng tổn thương để hạn chế tình trạng sưng nề và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ được nghỉ ngơi. Ngoài ra có thể dùng vải hoặc băng thun và quấn với một lực ép vừa phải vào vị trí bị tổn thương.

- Treo cao vùng cơ bị tổn thương: Việc kê cao vùng cơ đùi bị thương cũng là một cách giúp máu chảy ngược về tim dễ hơn và giảm sưng nề hiệu quả. 

Ngoài ra, bạn cũng cần dùng thuốc giảm đau, giảm sưng viêm nếu cần thiết hoặc có thể dùng thêm các loại thuốc giãn cơ, chống phù nề. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn. 

Cách phòng ngừa chấn thương

Để hạn chế nguy cơ chấn thương vùng cơ sau đùi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Không nên vận động quá sức: Tăng Không dần cường độ tập luyện, không nên tập luyện quá sức ngay từ đầu, hãy tăng dần cường độ và thời gian tập luyện theo từng giai đoạn.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cơ bắp, áp lực lớn lên cơ báp và tăng nguy cơ bị chấn thương vùng cơ sau đùi. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn tăng cường sức đề kháng và kiểm soát cân nặng tốt, tăng cường sức chịu đựng cho các khối cơ.

- Tập luyện đúng kỹ thuật: Tập luyện đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương. Tham khảo ý kiến huấn luyện viên hoặc chuyên gia thể thao nếu bạn không chắc chắn về cách thực hiện bài tập nào đó.

- Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ protein và các vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp cơ bắp phục hồi.

Bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương vùng cơ sau đùi và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị sẽ giúp mọi người tự chăm sóc và phòng ngừa chấn thương một cách hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ triệu chứng nào đều được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo được chăm sóc đúng đắn.

SHARE:

Bài viết liên quan