Thông tin liên hệ

60 Đ.Võ Thị Sáu, P.3, TP.HCM

Bong gân và đứt dây chằng ở cổ chân là những chấn thương phổ biến, thường gặp trong các chấn thương trên cơ thể. Trường hợp bong gân và đứt dây chằng ở cổ chân xảy ra do té ngã hoặc xoay khớp cổ chân đột ngột,…. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương có thể ảnh hưởng đến cách điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các chấn thương này.

Bong gân là gì?

Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Bong gân khớp cổ chân gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc mức độ tổn thương dây chằng.

Bong gân xảy ra khi khớp gối bị chèn ép phải gập nhiều hơn bình thường, do đó làm đứt dây chằng chân. Dạng phổ biến nhất xảy ra khi bàn chân xoay vào trong và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra bong gân cổ chân có thể là do bị trật cổ chân hoặc bàn chân khi nhảy, đi bộ hay tập thể dục.

Bong gân là gì?

Bong gân khớp cổ chân

Xem thêm: Bí quyết siết mỡ hiệu quả cùng những động tác dôt cháy calo tại nhà

Nguyên nhân

Bong gân cổ chân xảy ra khi dây chằng quanh khớp cổ chân có xu hướng bị giãn ra hoặc thậm chí là đứt một phần nào đó hay toàn bộ. Các nguyên nhân do gây bong gân cổ chân có thể bao gồm:

- Không khởi động trước khi tập luyện: Hoạt động thể thao cường độ cao mà không có sự khởi động cần thiết có thể gây bong gân.

- Té ngã, va đập: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bong gân cổ chân, thường xảy ra khi vặn hoặc lật cổ chân đột ngột.

- Mỏi cơ: Khi Hoạt động thể thao cường độ cao, cơ bắp mệt mỏi, chúng sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến nguy cơ bong gân cao hơn khi tập luyện hoặc vận động.

- Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng: Đi lại trên bề mặt gồ ghề, trơn trượt hoặc không bằng phẳng khiến bạn dễ bị vấp ngã và bong gân cổ chân.

- Mang giày dép không phù hợp: Mang giày dép quá chật, quá rộng hoặc có độ bám dính kém có thể làm tăng nguy cơ bong gân cổ chân.

Triệu chứng

Triệu chứng bong gân thường gặp ngay sau khi chấn thương là cảm giác đau khi cử động và có thể dữ dội hơn. Cơn đau có thể tăng lên khi cử động khớp bị ảnh hưởng hoặc khi ấn vào vùng bị tổn thương. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như: Sưng nề, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân. Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ. 

Cách điều trị

Nghỉ ngơi và chườm đá: không đi lại ở chân bị chấn thương và chườm đá giúp giảm đau và sưng. Chườm đá 15-20 phút mỗi lần, 4-6 lần mỗi ngày trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị bong gân.

Xoa bóp: bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị bong gân có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu

Sử dụng thuốc chống viêm: Nếu được bác sĩ tư vấn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm để giảm đau và sưng.

Cách điều trị

Cách điều trị bong gân cổ chân

Đứt dây chằng cổ chân

Cấu tạo của khớp cổ chân gồm nhiều xương như xương chày, xương mác, xương gót, xương sên… Những bộ phận này được bao quanh bởi hệ thống dây chằng. Trong đó, dây chằng cổ chân là dễ bị tổn thương nhất. Vì bộ phận này nằm ở phía ngoài cổ chân.
Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị kéo căng quá mức, dẫn đến tình trạng đứt hoàn toàn. Đứt dây chằng cổ chân gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm người bệnh gặp nhiều trở ngại khi vận động.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng cổ chân

Đứt dây chằng cổ chân xảy ra do cổ chân bị lệch sang một bên hay xoắn đột ngột, bàn chân xoay vào trong, có lực tác động rất mạnh vào khớp dẫn tới tổn thương. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đứt dây chằng cổ chân như:

- Chấn thương: Là các chấn thương mà người bệnh không thể lường trước được như: khi chơi thể thao, lao động, sinh hoạt có khả năng khiến mắt cá chân, cổ chân bị ảnh hưởng, tăng áp lực lên dây chằng. Áp lực va chạm mạnh tác động vào mắt cá chân, gót chân hoặc cổ chân trong do bị ngã khi đang hoạt động thể thao, trong khi lao động làm việc và cả trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng xảy ra khi dây chằng bị kéo căng, quá giới hạn dây chằng sẽ đứt.

- Tác động trực tiếp lên khớp cổ chân: Khi có một lực va đập mạnh trực tiếp vào khớp cổ chân như va đập mạnh hay bị đánh vào chân có thể tạo một lực lớn tác động trực tiếp lên khớp cổ chân. Điều này gây ra áp lực, tổn thương xương, khớp và dây chằng, có thể dẫn đến tình trạng rách, đứt dây chằng và gãy xương.

- Đột ngột thay đổi tư thế: Trong nhiều trường hợp đó là bản thân đột ngột thay đổi từ thế khiến cổ chân lệch sang một bên. Đồng nghĩa kéo theo dây chằng phải chịu áp lực có dãn và kéo căng. Tránh thay đổi tư thế đột ngột như: không giữ được thăng bằng khi đứng lên ngồi xuống, xoay người sang một bên không kiểm soát.

- Do tuổi tác: Ở người già, khi cơ thể không còn linh hoạt và chịu lực tốt như trước do yếu cơ, thì cổ chân bị đứt dây chằng cũng sẽ rất dễ xảy ra.

Nguyên nhân đứt dây chằng ở cổ chân

Nguyên nhân đứt dây chằng cổ chân

Triệu chứng

Khi bị chấn thương đứt dây chằng cổ chân thường xảy ra các triệu chứng dễ thấy. Ngay cả tự bản thân cũng có thể dễ dàng nhận biết được điều đó. Cụ thể như:

- Cảm thấy đau nhức cổ chân: bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc cả gót chân. Đây là dấu hiệu đầu tiên mà chắc chắn người bị đứt dây chằng cổ chân gặp phải. Nếu để ý bệnh nhân còn nghe được cả tiếng lộp cộp khi bị chấn thương hoặc cố gắng tự di chuyển.

- Xuất hiện vết sưng và bầm tím: Đứt dây chằng cổ chân dù nặng hay nhẹ cũng đều có dấu hiệu bị sưng to vùng da quanh vị trí cổ chân, mắt cá chân bị tổn thương. Mức độ sưng to hay nhỏ, bầm tím nhạt hay tím đậm còn phải căn cứ vào mức độ gặp phải. Nếu dùng tay ấn chỗ khớp đau sẽ thấy rất nóng và đau nhói.

- Lỏng cổ chân: Đứt dây chằng cổ chân khiến các bộ phận liên quan, hoạt động nhờ cầu nối của dây chằng đều bị lỏng lẻo. Bởi dây chằng đã đứt các bộ phận tách rời không có sự hoạt động theo thống nhất từ dây chằng.  Dẫn tới lỏng khớp khiến người bệnh cảm thấy cổ chân yếu, không vững không thể nhấc lên một cách dễ dàng nhanh chóng. 

Cách điều trị

Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng. Trong thời gian đó, người bệnh không cố gắng đi lại, vận động. Bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi cơn đau thuyên giảm. tại chỗ để giảm sưng và đau do tình trạng đứt dây chằng gây ra. Nghỉ ngơi giúp bạn thả lỏng ổ khớp và mô mềm xung quanh, giảm áp lực lên dây chằng tổn thương. Điều này sẽ giúp xoa dịu đau nhức, giảm sưng và hạn chế chấn thương tiến triển.

Chườm lạnh

Đây là biện pháp có thể làm dịu cơn đau cho người bị đứt dây chằng khớp cổ chân và ngăn hiện tượng sưng tấy. Nhiệt độ thấp từ đá có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ rất tốt cho người bị đứt dây chằng. Chườm lạnh giúp giảm sưng nhờ khả năng co mạch máu, ngăn máu dồn về khớp tổn thương. Chỉ nên chườm lạnh, không chườm nóng vì sẽ gây giãn, khớp sưng to hơn dẫn đến bệnh càng trầm trọng.

Nâng chân cao hơn tim

Khi nằm nghỉ, bạn cần nâng chân cao hơn tim. Đây là cách giảm sưng hiệu quả cho phần lớn các tổn thương ở dây chằng, giúp làm giảm lưu lượng máu tới khớp tổn thương, từ đó giảm sưng, hạn chế bầm tím và giảm nhẹ cơn đau. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên dùng sử dụng một chiếc gối hay chiếc khăn mỏng cuộn tròn đặt dưới cổ chân.

Ép chằng cổ chân

Dùng băng thun để ép dây chằng khớp cổ chân bị đứt lại để giảm tổn thương . Trong vòng 48 giờ, bạn sẽ thấysưng tấy sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện đúng cách, không buộc lỏng quá cũng không quá chặt, vì nếu chặt quá sẽ gây đau còn trường hợp lỏng quá sẽ không có hiệu quả trong điều trị.

Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Người bị đứt dây chằng khớp cổ chân cần phải nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động. Bổ sung chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, đồng, silicium để tăng sức khỏe cho xương khớp và hỗ trợ dây chằng cổ chân phục hồi. Người bệnh nên mang giày dép y khoa để giảm bớt lực lên bàn chân, giảm đau và giúp người bệnh nhanh chóng phụchồi.

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân cần được tập phục hồi đứt dây chằng cổ chân sau khi hết sưng thông qua vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ qua những bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể. Đây là phương pháp chức năng giúp phục hồi bộ phận mắt cá chân và dây chằng tăng khả năng hoạt động, các hoạt động trở nên dễ dàng không còn bị quá nặng nề.

Phẫu thuật dây chằng cổ chân

Khi bị đứt dây chằng hoàn toàn, người bệnh nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị này sẽ hỗ trợ tái tạo dây chằng, điều chỉnh ổ khớp lỏng lẻo, phục hồi chức năng cho mắt cá chân. Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như:
- Không thể hồi phục vì dây chằng đã căng giãn quá mức.
- Thất bại sau thời gian điều trị nội khoa tích cực.
Bác sĩ sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào trong khớp, quan sát diện khớp, loại bỏ những mảnh bong sụn khớp (nếu có). Khâu phục hồi dây chằng hay tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép thay thế.

Cách phòng tránh

Để phòng ngừa đứt dây chằng ở cổ chân một cách hiệu quả, bạn nên thực hiện một số biện pháp như:

- Tập luyện thể thao đều đặn, thường xuyên, cường độ tăng dần, tập vừa sức và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

- Khởi động kĩ cơ xương khớp trước khi tham gia các bài tập thể thao

- Trang bị các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng cho các môn thể thao có nguy cơ chấn thương;

- Tránh các tư thế sai làm ảnh hưởng xấu đến dây chằng như ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân, bẻ các khớp xương,...

- Kiểm soát tốt cân nặng: Bạn nên tránh tăng cân đột ngột. Nếu thừa cân, béo phì, người bệnh nên lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Vì cân nặng quá tải có thể gia tăng áp lực lên khớp cổ chân và mô mềm.

- Không thay đổi đột ngột hướng vận động của khớp

Bong gân và đứt dây chằng ở cổ chân là tình trạng thường gặp, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao. Ngay khi vừa chấn thương, người bệnh cần áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tổn thương tiến triển. Sau đó, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, hướng dẫn vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hay phẫu thuật tái tạo dây chằng theo chỉ định của bác sĩ.


 

SHARE:

Bài viết liên quan