Thông tin liên hệ

60 Đ.Võ Thị Sáu, P.3, TP.HCM

Bài viết đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Quốc Hùng – Bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp – Chấn thương chỉnh hình.

Làm việc văn phòng có lẽ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của nhiều người. Trong đó vấn đề dễ mắc phải là bị tê chân. Phải ngồi lâu trước màn hình máy tính là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu không có các biện pháp phòng ngừa vấn đề tê chân có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của bạn. Trong bài viết này Review Phòng Tập sẽ cùng bạn tìm hiểu về lí do và cách phòng ngừa tê chân khi ngồi lâu.

Tại sao bạn có thể bị tê chân khi ngồi lâu?

- Áp lực lên dây thần kinh: Khi bạn ngồi lâu, áp lực lên dây thần kinh ở dưới đùi có thể gây tê chân. Điều này thường xảy ra khi bạn ngồi với tư thế không đúng cách hoặc chân bị kẹp. Việc này làm gián đoạn sự truyền dẫn của các tín hiệu thần kinh, dẫn đến cảm giác tê ở chân.

- Rối loạn tuần hoàn máu: Sự thiếu hoạt động và tư thế ngồi không đúng có thể làm giảm lưu thông máu đến chân. Việc này dẫn đến thiếu máu cục bộ, gây ra cảm giác tê chân. Khi máu không lưu thông tốt, chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho các tế bào ở chân sẽ khiến chân bị tê.

- Các vấn đề sức khỏe khác: Ngồi lâu không chỉ gây tê chân mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như là đau lưng, đau vai gáy, béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Những vấn đề này có thể xuất hiện do thiếu hoạt động cơ thể và tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài.


Ngồi lâu bị tê chân của dân văn phòng

Cách giảm thiểu tê chân khi làm việc trong văn phòng

- Thay đổi tư thế thường xuyên: Đứng dậy và đi lại mỗi 30 phút để giảm áp lực lên các dây thần kinh và cải thiện tuần hoàn máu. Thay đổi giữa tư thế ngồi và đứng để không để một bộ phận nào chịu áp lực quá lâu.


Thay đổi tư thế thường xuyên

- Sử dụng ghế văn phòng tốt: Chọn lựa một chiếc ghế có thiết kế phù hợp, tựa lưng tốt và có thể điều chỉnh độ cao. Sử dụng thêm gối hoặc đệm để nâng đỡ vùng lưng dưới nếu cần.

- Thực hiện bài tập giãn cơ: Một số bài tập giãn cơ đơn giản có thể giúp giảm căng thẳng và tê chân. Ví dụ, kéo đầu gối lên ngực và giữ trong 30 giây, giúp giãn cơ chân hoặc xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Bạn cũng có thể chọn đi bộ trong văn phòng hoặc lên xuống cầu thang để cải thiện tuần hoàn máu.


Cách giảm thiểu tê chân khi làm việc trong văn phòng

- Duỗi chân thường xuyên: Khi ngồi làm việc, hãy thường xuyên duỗi chân để kích thích tuần hoàn máu. Điều này giúp tăng lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng tê chân. Có thể thực hiện các động tác nhẹ như gập duỗi chân để cải thiện tuần hoàn.

- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục hàng ngày, dù chỉ là các bài tập đơn giản như đi bộ có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tê chân. Các bài tập thể dục có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của các cơ chân, từ đó giúp lưu thông máu tốt hơn. 

- Kiểm tra ghế văn phòng: Đảm bảo rằng ghế văn phòng của bạn được điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ tư thế ngồi tốt. Ghế được điều chỉnh độ cao, độ nghiêng lưng, và vị trí tựa tay để tạo tư thế ngồi thoải mái. Tư thế ngồi đúng cách sẽ giúp giảm áp lực lên chân, từ đó giảm tình trạng tê chân.

Một số bài tập giảm tê chân khi ngồi lâu

Động tác gập duỗi chân

- Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng.

- Gập chân phải về phía bụng, giữ trong 10-15 giây.

- Từ từ duỗi chân phải ra thẳng.

- Lặp lại với chân trái.

- Có thể lặp lại mỗi bên 3-5 lần.

Động tác xoay chân

- Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng.

- Xoay chân phải theo chiều kim đồng hồ 10 vòng sau đó xoay ngược lại 10 vòng.

- Lặp lại với chân trái.

- Có thể lặp lại mỗi bên 2-3 lần.

Động tác kéo giãn cơ gân kheo

- Ngồi xuống, duỗi thẳng chân trái còn chân phải khoanh tròn. Lòng bàn chân để tiếp xúc với đùi trái.

- Ngả người về phía trước, giữ thẳng lưng và eo, các ngón tay trái chạm vào mũi chân trái.

- Giữ tư thế tối thiểu 30 giây trước khi đổi sang chân còn lại. 

- Lặp lại 2 – 3 lần mỗi bên chân.

Động tác nâng chân

- Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng.

- Nâng chân phải lên cao, giữ trong 10-15 giây.

- Từ từ hạ chân phải xuống.

- Lặp lại với chân trái.

- Có thể lặp lại mỗi bên 3-5 lần.

Động tác căng bắp chân

- Chống tay lên tường hoặc ghế để tạo điểm tựa.

- Từ từ đưa chân trái về phía hông, sao cho tay trái nắm mũi chân trái.

- Kéo căng hết mức có thể và giữ tư thế này trong 20 đến 30 giây.

- Sau đó đổi chân và thực hiện ít nhất 2 – 3 lần cho mỗi bên.

 


Một số bài tập giảm tê chân khi ngồi lâu

Lưu ý

Nếu bạn bị tê chân nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, sưng tấy, đi đứng khó khăn, hoặc thậm chí mất cảm giác hoàn toàn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tình trạng tê chân có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bác sĩ sẽ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và chẩn đoán nguyên nhân chính xác để có biện pháp điều trị thích hợp. Điều trị sớm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu bỏ qua các triệu chứng tê chân, tình trạng có thể trở nên xấu hơn và gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống.

Tê chân khi ngồi lâu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của bạn. Khi ngồi một chỗ quá lâu, lưu thông máu tới chân bị hạn chế, dẫn tới tình trạng tê ở bàn chân. Điều này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể khiến bạn khó tập trung, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.  Để duy trì sức khỏe tốt và tăng cường hiệu suất làm việc, hãy chú ý đến tư thế ngồi và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tê chân khi làm việc trong văn phòng.

Thông qua bài viết bài viết ngồi lâu bị tê chân của dân văn phòng, Review Phòng Tập muốn cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn về vấn đề ngồi lâu sẽ khiền gây tê chân và các cách cải thiện để tốt cho sức khỏe. Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, dân văn phòng có thể giảm thiểu tình trạng tê chân, cải thiện sức khỏe và nâng cao năng suất làm việc của mình.

 

SHARE:

Bài viết liên quan