Thông tin liên hệ

60 Đ.Võ Thị Sáu, P.3, TP.HCM

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện điển hình là các nốt mụn nước phỏng rộp chứa dịch viêm xuất hiện trên da và niêm mạc toàn thân. Thủy đậu có thể lưu hành ở mọi nơi trên toàn cầu và xuất hiện ở mọi đối tượng bất kể trẻ em hay người lớn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, phải nhập viện điều trị và nguy cơ cao dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh, tim mạch, vận động và da liễu nặng nề kéo dài sau khi khỏi bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bệnh thủy đậu là gì ?

Bệnh thủy đậu, còn được biết đến với tên gọi khác là varicella, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút Varicella Zoster. Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh thủy đậu bao gồm sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi và phát ban đỏ trên da và niêm mạc toàn thân.
Ban đầu, hình ảnh phát ban của bệnh thủy đậu thường xuất hiện dưới dạng mụn nước phỏng rộp chứa dịch viêm. Các nốt ban này có thể xuất hiện sau khoảng 24-48 giờ sau khi bị nhiễm bệnh và thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy ở mức độ diện rộng.
Thủy đậu hầu hết chỉ gây ra triệu chứng mềm mối và tự giảm đi sau một thời gian. Tuy nhiên bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người trưởng thành hay những người có hệ thống miễn dịch yếu.


Hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa hiệu quả

Triệu trứng và diễn biến của bệnh thủy đậu

- Dấu hiệu giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus varicella-zoster (thủy đậu). Trong giai đoạn này, thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bị nhiễm virus có thể không biết mình đã nhiễm bệnh và vẫn sinh hoạt bình thường. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm như cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ từ 38 độ C, đau nhức mình mẩy, chán ăn, nhức đầu,… Các triệu chứng này thường biểu hiện rõ rệt và nặng hơn ở người lớn.

- Triệu chứng ban đầu: Sốt nhẹ đến cao, cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng, đau bụng hoặc cảm giác không thoải mái ở vùng bụng

- Triệu chứng đặc trưng: Xuất hiện các nốt ban đỏ nhỏ, sau đó biến thành mụn nước trong vòng 1-2 ngày. Các nốt mụn nước này thường rất ngứa và có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mặt, da đầu, miệng, mũi, cổ họng. Mụn nước sẽ chứa chất lỏng trong suốt và sau đó trở nên đục, sau đó vỡ ra và hình thành vảy khô trong vòng 4-7 ngày.


Triệu chứng thủy đậu giai đoạn phát bệnh

- Dấu hiệu giai đoạn hồi phục: Giai đoạn hồi phục của bệnh thủy đậu bắt đầu khi các triệu chứng giảm dần. Cảm giác ngứa dần giảm bớt, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Sức khỏe tổng thể của người bệnh cải thiện tốt hơn, ăn uống trở lại bình thường. Các vảy khô từ các nốt mụn nước sẽ từ từ rụng đi trong vòng 1-2 tuần sau khi hình thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cần tiếp tục theo dõi và điều trị để đảm bảo không có biến chứng xảy ra. Các vết thương cần được giữ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

- Các triệu chứng của bệnh diễn biến nặng: Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sau khoảng 1 tuần, bệnh thủy đậu có thể biến chuyển thành bệnh nặng. Nốt thủy đậu gia tăng và trở nên dày đặc trên bề mặt da. Chúng có thể phát triển trên các vùng nhạy cảm như niêm mạc của họng, thanh quản, trong miệng, niêm mạc mắt, và vùng kín.
Những triệu chứng khác như cảm giác mệt mỏi, suy nhược, đau nhức ở đầu và các cơ bắp. Bên cạnh đó, sốt có thể leo lên nhiệt độ cao, thậm chí trên 39 độ C.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa

- Nguyên nhân: Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra. Đây là một loại virus rất dễ lây lan, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với người. Thủy đậu cũng có thể lây qua tiếp xúc với dịch từ mụn nước của người bị nhiễm. Bệnh có thể lây lan từ 1-2 ngày trước khi xuất hiện phát ban cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy.

- Cách phòng ngừa: Tiêm vắc-xin: Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Vắc-xin thường được tiêm cho trẻ em từ 12-15 tháng tuổi và liều nhắc lại vào khoảng 4-6 tuổi. Người lớn chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng cũng nên tiêm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần với người bị thủy đậu, đặc biệt là khi họ đang trong giai đoạn lây nhiễm..
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc với các vật dụng cá nhân của họ.


Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Hiểu rõ về bệnh thủy đậu không chỉ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn trước nguy cơ lây nhiễm mà còn hỗ trợ trong quá trình điều trị và chăm sóc. Việc duy trì sức khỏe và tuân thủ các biện pháp phòng tránh là chìa khóa để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước loại bệnh này. Hãy chia sẻ thông tin này để lan tỏa sự nhận thức về bệnh thủy đậu và giúp mọi người duy trì một cuộc sống khỏe mạnh nhé.

 

SHARE:

Bài viết liên quan